Kiến thức xây dựng – Kết cấu tường chịu lực, khung chịu lực trong xây nhà

Kết cấu tường chịu lực, khung chịu lực là nơi chịu mọi trọng tải của sàn nhà. Kết cấu của tường chịu lực sẽ kém hơn khung chịu lực và chỉ thích hợp cho những công trình có kích thước và không gian nhỏ, tải trọng nhẹ. Vậy, mỗi một kết cấu sẽ có những cách xây dựng với từng loại nào cho phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

Tuong Chiu Luc 3
Khái quát về kết cấu tường chịu lực và khung chịu lực khi xây nhà

1. Kết cấu của tường chịu lực

Khi xây nhà, tùy vào thiết kế và không gian nhà mà tường chịu lực được chia ra làm 3 loại khác nhau là tường ngang chịu lực, tường dọc chịu lực hoặc tường ngang và tường dọc cùng chịu lực

 

Tuong Chiu Luc 1
Kết cấu của tường chịu lực khi xây nhà

 

1.1. Kết cấu tường ngang chịu lực

Nếu không gian nhỏ, thấp thì nên áp dụng dụng xây dựng tường ngang chịu lực để tiết kiệm chi phí tối ưu.

Ưu điểm của loại tường này là có kết cấu đơn giản. Có thể tiến hành thi công nhanh chóng. Cùng với độ chống gió bão và thông gió tốt.

Nhược điểm của loại tường này là tốn rất nhiều vật liệu vào việc xây dựng tường, móng và khi xây dựng thường thiết kế sẽ rất đơn điệu, cứng nhắc. 

 

 

1.2. Kết cấu tường dọc chịu lực

Tường dọc chịu lực thường được xây dựng trong những bệnh viện hoặc trường học – Nơi có không gian nông.

Ưu điểm của tường dọc chịu lực đó là không tốn quá nhiều chi phí xây dựng. Có thể giúp tiết kiệm không gian và bố trí linh hoạt được không gian trong khu vực xây dựng.

Nhược điểm của nó chính là không thể thông gió xuyên cho những phòng trong khu vực. Kèm them đó là độ cách âm sẽ rất kém, khó tạo lô gia.

 

1.3. Kết cấu tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực

Với những ngôi nhà cao tầng (trên 5 tầng) thì việc xây dựng tường ngang kết hợp tường dọc chịu lực là phù hợp nhất. Điều này hỗ trợ cho việc thiết kế các phòng ốc trong căn nhà được linh hoạt và dễ dàng hơn.

Tùy vào từng khu vực mà những kỹ sư sẽ quyết định xây tường ngang hay tường dọc cho mỗi khu vực nhất định.

 

Tuong Chiu Luc 2
Tổng hợp về những kiểu kết cấu của tường chịu lực

===> Xem thêm: Nhà khung thép là gì? Có nên chọn nhà khung thép để xây nhà ở

 

2. Kết cấu khung chịu lực

Khung chịu lực bao gồm các dầm, giằng và cột kết hợp lại với nhau tạo thành. Kết cấu khung chịu lực cho phép chịu lượng tải trọng tốt hơn và giúp tạo độ cứng không gian ổn định, chịu được các lực chấn động tốt hơn.

Kết cấu này thường được xây dựng cho những ngôi nhà cao tầng (từ 8 tầng cho đến 14 tầng). Không những có thể chịu được tải trọng lớn. Mà còn giúp tiết kiệm vật liệu và không gian xây dựng tới mức tối ưu nhất.

Tùy theo điều kiện làm việc của dầm khung mà được chia ra thành 3 loại sơ đồ bao gồm khung ngang, khung dọc và khung cuốn

 

Khung Chiu Luc 2
Kết cấu của khung chịu lực khi xây dựng nhà như thế nào?

===> Xem thêm: Xây nhà 60m2 thì cần bao nhiêu gạch – Cách tính dễ dàng áp dụng ngay

 

2.1. Khung ngang chịu lực

Ưu điểm chính của loại sơ đồ này là có độ cứng rất lớn, phù hợp xây dựng cho những ngôi nhà cao tầng hoặc các xưởng công nghiệp lớn.

Nếu cần xây dựng những thiết kế như hành lang. Hay kiểu lô gia thì loại khung ngang chịu lực này được đem vào ứng dụng nhiều nhất.

Khi xây dựng, bạn nên áp dụng khung cứng của sơ đồ cho những trường hợp đất lún đều. Đồng nhất và ngôi nhà cần chịu tải trọng cao. Ngược lại, nếu xây nhà trên nền đất có độ lún không đều. Không đồng nhất thì nên sử dụng loại khung khớp.

 

2.2. Khung dọc chịu lực

Nếu sơ đồ ngôi nhà của bạn có độ khẩu hẹp dưới 6m thì việc xây dựng khung dọc chịu lực sẽ là một lựa chọn phù hợp nhất. Trong quá trình xây dựng có thể xây dựng thêm dầm phụ hoặc lợi dụng sống đứng của panel nhẵm hỗ trợ liên kết dầm và cột lại với nhau cho công trình thêm chắc chắn.

Bên cạnh đó, ưu điểm của loại sơ đồ khung dọc chịu lực đó là dễ dàng lắp đặt đường ống đứng xuyên sàn và có thể dễ dàng chia nhỏ phòng, thiết kế nhà tùy ý.

 

2.3. Khung cuốn chịu lực

Với khung cuốn chịu lực, thì chỉ tồn lại khung ngang (có thể không hoặc có cột đều được).

Ưu điểm của loại khung cuốn này đó là có trọng lượng nhẹ và độ chịu lực cao. Đội ngũ thi công có thể dễ dàng sử dụng, vận chuyển và sửa chữa nó. Đặc biệt hơn, nó còn có khả năng chống thấm nước tuyệt vời khi xây dựng nhà cửa.

 

Khung Chiu Luc 1
Tổng hợp về những kiểu kết cấu của khung chịu lực

 

3. Lời kết

Vậy đó là một số thông tin kiến thức xây dựng mà bạn cần biết về kết cấu tường chịu lực và khung chịu lực trong xây nhà. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn hiểu rõ về quá trình xây dựng nên ngôi nhà của mình. Và nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ từ một đội ngũ xây dựng nhà uy tín. Hãy liên hệ ngay với Tân Phát bạn nhé.

 

 


Tanphatlogo

Liên hệ tư vấn:

  • CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TÂN PHÁT

  • Điện thoại: 0969.569.326 và 0902.333.855

  • Email: xaydungtanphat.com@gmail.com
Gọi tư vấn

    Yêu cầu tư vấn báo giá

    1. Thông tin quý khách



    2. Nhu cầu của quý khách


    Xây nhà trọn góiHoàn thiện nhà xây thôSửa chữa, cải tạo nhàThiết kế nhàXây dựng thô

    Xây công trình trọn góiSửa chữa công ty

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.