Để tính được độ dày dầm nhà một cách chính xác thì ngoài kinh nghiệm và kiến thức nền cơ bản, bạn cũng cần có một đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp để giúp bạn tìm ra được độ dày thích hợp cho ngôi nhà của mình. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách tính dầm nhà và tầm quan trọng của nó nhé.
1. Tầm quan trọng của việc tính độ dày dầm nhà
Dầm nhà được xem là bộ phận, cấu kiện căn bản nhất trong mọi công trình xây dựng. Đây là bộ phận được cấu tạo chính từ bê tông cốt thép xây dựng hỗ trợ đỡ mái, tường cùng bản dầm ở phía trên. Ngoài ra, nó còn giúp phân tán lực một cách đều hơn đến các bộ phận khác trong ngôi nhà, mang lại sự cân đối cho căn nhà.
Nếu không dầm nhà thì căn nhà sẽ không có được trạng thái cân bằng khiến sức nặng từ tường trần nhà hoặc mái nhà ép xuống và làm hỏng toàn bộ cấu trúc nhà hiện có.
Có thể nói, đây chính là “khung xương” quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà. Là yếu tố quyết định mức độ an toàn và ổn định của căn nhà.
Việc tính toán dầm không những ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ mà còn đảm bảo về mức độ vững chãi của một căn nhà cho nên cần phải được quan tâm và tính toán kỹ lưỡng. Đã có rất nhiều trường hợp vì tính toán sai kích thước dầm nhà mà dẫn tới việc bố cục toàn căn nhà bị hỏng, dẫn tới sập nhà diễn ra.
Do đó, việc tính toán dầm nhà dày bao nhiêu cần có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
==> Xem thêm: Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng sao cho hợp lý – Kinh nghiệm đổ sàn bê tông
2. Dầm nhà dày bao nhiêu dựa vào từng loại dầm khác nhau
Tuy nhiên, để có thể xây dựng một ngôi nhà an toàn, việc tìm hiểu thêm thông tin về xây dựng, dầm nhà cũng giúp bạn có được những kiến thức cơ bản giúp quá trình xây dựng của bạn trở nên dễ dàng và đúng theo ý bạn nhất.
Thực chất, dầm nhà dày bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại dầm khác nhau ở từng vị trí khác nhau.
2.1. Một số loại dầm thường được sử dụng
- Phân theo kích thước: dầm chính, dầm phụ
- Phân theo kết cấu: dầm đơn giản, dầm có mút thừa, dầm liên tục, dầm console (công xôn)
- Phân theo công dụng: dầm cầu, dầm sàn, dầm cầu chạy, dầm cửa van.
- Phân theo hình dáng: dầm chữ I, dầm chữ V, dầm chữ U, dầm chữ H, dầm chữ Z, dầm chữ L, dầm chữ C
2.2. Loại dầm quan trọng nhất
Hai loại dầm quan trọng trong cấu trúc và xây dựng là dầm chính và dầm phụ. Dầm chính có công dụng hỗ trợ giảm mức trọng lực mà ngôi nhà phải chịu. Độ dày của dầm chính thường là từ 8 – 10cm. Kích thước dầm chính thông thường dao động từ 200 – 250mm. Thường nằm ngang hoặc dọc tại tấm sàn giúp phân tán lực tác động trực tiếp lên các bộ phận.
Dầm phụ cũng hỗ trợ dầm chính đỡ một phần sức nặng của công trình nhưng không được đặt trực tiếp lên cột, vách nhà mà sẽ được thiết kế một cách vuông góc với dầm chính để chia nhỏ lực và phân tán tải trọng của những bộ phận trên mái hoặc sàn nhà. Một số địa điểm thường đặt dầm phụ là ở tường nhà vệ sinh hoặc logia, cầu thang, ban công,…
Vì là hai loại dầm quan trọng nhất cho nên bạn chỉ nên biết độ dầm nhà dày của hai loại dầm này như một kiến thức cơ bản cần biết. Với một số loại dầm cao cấp và nâng cao hơn thì cần có sự tham khảo địa hình và sự chuyên nghiệp từ đội ngũ xây dựng quyết định để đảm bảo tính an toàn của công trình.
3. Với những ngôi nhà hiện đại, dầm nhà dày bao nhiêu là hợp lý?
Hiện nay, với những công trình hiện đại hướng tới sự đơn giản và thuận tiện thì độ dày của dầm nhà phố hiện đại sẽ chỉ dao động tầm khoảng:
- 80 cho đến 100mm cho nhà 1 tầng
- 300mm cho nhà 2 tầng
- 350mm cho nhà 3 tầng
- 350-400mm cho nhà từ 4 đến 5 tầng
Con số cơ bản trên cũng chỉ là ước lượng và không chính xác cho mọi kích thước và mẫu nhà hiện nay. Nhưng một lần nữa, để nhấn mạnh sự an toàn của ngôi nhà thì bạn chắc chắn sẽ cần có một đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ đo độ sâu dầm nhà chính xác để mang lại chất lượng xây dựng tốt nhất.
===> Xem thêm: Chưa trả lời được 6 câu hỏi sau thì đừng vội sửa chữa cải tạo nhà
4. Lời kết
Vậy đó là một số thông tin giúp bạn có thể biết thêm về dầm nhà và cách tính toán cơ bản độ dày dầm nhà cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng nhà cửa uy tín và chất lượng. Hãy thử một lần liên hệ với Tân Phát. Bạn sẽ nhận được một sự chăm sóc khách hàng chất lượng cùng với dịch vụ xây dựng tốt nhất.