Bản Vẽ Kiến Trúc và những điều cơ bản bạn nên biết khi chuẩn bị xây nhà

Khi xây dựng một căn nhà thì việc có bản vẽ kiến trúc là rất quan trọng. Bản vẽ giúp chủ nhà có thể hình dung, biết trước được ngôi nhà sau khi xây dựng sẽ có hình dáng, hình khối như thế nào. Bản vẽ kiến trúc cũng giúp các kĩ sư, nhà thầu nắm được những thông tin quan trọng để có thể thi công ngôi nhà theo đúng ý đồ đã được thống nhất với chủ nhà.

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là gì

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh với toàn bộ thông tin về ngôi nhà như: kích thước, chi tiết, hình dáng, kết cấu đầy đủ của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ các kỹ sư, nhà thầu có thể triển khai thi công xây dựng thành ngôi nhà hoàn chỉnh.

Bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà sẽ có 3 phần chính: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện và nước. Bộ hồ sơ đó thường có độ dày từ 80 – 200 trang A3.

Ban Ve Kien Truc Anh Dai Dien

Phần kiến trúc

Phần này trên bản vẽ sẽ thể hiện kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong. Bắt đầu từ ảnh phối cảnh mặt ngoài, cho tới các thiết kế bố trí phòng, màu sắc được phối hợp với nhau như thế nào, vật liệu sử dụng cho từng mảng… Nhờ đó gia chủ sẽ rất dễ dàng hình dung ra được ngôi nhà của mình sau khi hoàn thiện nhìn sẽ như thế nào.

Mặt bằng từng tầng: đây là mặt cắt của nhà theo mỗi tầng, mặt bằng sẽ thể hiện vị trí kích thước từng mảng tường, vị trí cầu thang trong nhà, bố trí các phòng, diện tích, khoảng di chuyển giữa các phòng.

quy trình thiết kế nhà
Phần thiết kế kiến trúc gồm mặt bằng, mặt cắt công trình nhà ở

Phần kết cấu

Phần kết cấu cũng có vai trò quan trọng trong bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà, vì để ngôi nhà được bền chắc lâu dài thì kết cấu phải ổn định tương xứng. Các kĩ sư sẽ dựa vào bản vẽ kết cấu để triển khai thực tế, tính toán đảm bảo mỹ thuật và vẫn phải chất lượng cùng khả năng chịu lực. Khi có bản vẽ thiết kế kết cấu và các chỉ dẫn, ghi chú thì gia chủ cũng dễ dàng hơn rong việc theo dõi kiểm tra nhà thầu thi công. Hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình thi công xây dựng.

Trong phần kết cấu:

  • Mở đầu hồ sơ là các ghi chú chung trong xây dựng như: các lớp thép bảo vệ trong bê tông, móc thép chịu lực, khoảng cách thép chịu lực của dầm, cấu tạo đai cột và dầm,…
  • Bản vẽ thể hiện số lượng cọc hoặc chi tiết cấu kiện cọc nếu nhà sử dụng móng cọc.
  • Cấu tạo móng, mặt bằng móng: tùy thuộc vào đất và độ phức tạp của công trình để đưa ra phương án móng phù hợp như móng cọc, móng đơn hay móng bè,…
  • Mặt bằng định vị cột và chi tiết cột: thể hiện được vị trí và khoảng cách của các cột với nhau.
  • Mặt bằng kết cầu sàn các tầng
  • Bản vẽ thể hiện bố trí thép và thống kê cốt thép.
Chiều cao xây dựng nhà ở
Bản vẽ mặt cắt của một ngôi nhà theer hiện kết cấu của ngôi nhà đó

Phần điện nước

Bản vẽ phần điện nước sẽ giúp đồng bộ với các công đoạn khác trong quá trình thi công xây dựng nhà. Ngoài ra bản vẽ điện nước sẽ là tấm bản đồ về sau, nếu không may xảy ra các sự cố hoặc khi chủ nhà có nhu cầu cần thêm sửa hệ thống điện nước trong nhà, thợ thi công sửa chữa sẽ dễ dàng biết được vị trí đường dây, thiết bị chôn ngầm phục vụ công việc được dễ dàng, an toàn và góp phần tiết kiệm giảm chi phí sửa chữa.

Hiểu đúng về bản vẽ thiết kế kiến trúc và bản vẽ xin giấy phép

Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần phải có trong việc xin giấy phép xây dựng

Một bản vẽ xin phép xây dựng thường có những yêu cầu cơ bản sau:

+ Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích muốn xây  dựng.

  • Mặt bằng tổng thể: thể hiện phần diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định tại nơi mà bạn sinh sống.
  • Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng.

+ Mặt cắt: bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại

+ Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái.

+ Khung tên: thể hiện tên công ty có chức năng xin phép đóng dấu, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký của thiết kế và chủ nhà.

+ Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.

Thực tế thì sau khi xin giấy phép xây dựng thì gia chủ vẫn có thể thay đổi hồ sơ bản vẽ thiết kế, tuy nhiên không được ảnh hưởng đến an toàn công trình và vượt quá số tầng xin trong giấy phép.

Mời quý vị xem những bản thiết kế do Tân Phát trực tiếp thực hiện tại chuyên mục Dự án đã thiết kế của chúng tôi.

Xem thêm >>> Bản thiết kế nhà phố Hiện đại 3 tầng – Tối giản mà tinh tế

Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế kiến trúc

Một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc hiện nay với chi phí tầm 40 đến 200 triệu, tùy vào quy mô và yêu cầu thiết kế. So với quan niệm xây dựng cũ thì khá đắt tuy nhiên so với giá trị căn nhà thì không đáng kể. Ngôi nhà càng nhiều tầng thì yêu cầu càng cao về kết cấu, khoản chi phí thiết kế chỉ chiếm khoản 1~2% chi phí xây dựng tuy nhiên đảm bảo hơn về kết cấu, chất lượng thi công, giảm tối đa những sai sót có thể phát sinh trong quá trình xây dựng. Ngôi nhà có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình, vì vậy việc thiết kế kiến trúc là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng.

mẫu nhà lệch tầng đẹp

Hơn nữa việc thống nhất về bản vẽ thiết kế sẽ giúp quá trình xây dựng trở nên thuận lợi và nhanh chống hơn. Các nhà thầu chỉ cần dựa trên bản vẽ mà thi công không phải tốn nhiều thời gian sửa chữa, đảm bảo về mặt chi phí không phát sinh cho những sửa chữa và thay đổi.

Trên đây là những chia sẻ của Tân Phát về Bản Vẽ Kiến Trúc và những điều cơ bản để bạn có thể hiểu và biết khi tiếp cận. Mời quý vị đón đọc nhiều bài viết hơn trong chuyên mục Cẩm nang xây nhà của chúng tôi.

Tân Phát vinh hạnh được là người bạn đồng hành cùng quý khách hàng tạo nên những công trình kiến trúc đầy nghệ thuật và có tính ứng dụng cao cho cuộc sống. Sự hài lòng của khách hàng là niềm vui sướng lớn nhất của toàn thể đội ngũ công ty.