Móng nhà là phần nền được kết cấu kỹ thuật nằm ở cuối cùng của ngôi nhà. Móng nhà có tác chịu tại trọng, lực của cả ngôi nhà xuống nền đất. Đồng thời phân phối tải trọng trên khắp bề mặt diện tích để độ lún của ngôi nhà không vượt quá các trị số cho phép. Vậy bạn có biết kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào? Bài viết dưới đây Xây Dựng Tân Phát sẽ chia sẻ thông tin hữu ích về vấn đề này nhé.
Giới thiệu về móng băng trong xây dựng
Móng băng là loại móng có một dải dài, độc lập hay giao nhau theo hình chữ thập. Móng thường được dùng để nâng đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Tùy thuộc vào địa hình cũng như kết cấu, diện tích, độ cứng và độ lún của đất như thế nào mà lựa chọn loại móng băng phù hợp. Nên lựa chọn móng thật kỹ càng nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho công trình.
Móng băng thuộc loại móng nông được xây dựng trên những hố đào trần. Sau khi làm móng xong sẽ được chôn lại, chiều sâu thường được sử dụng để chôn móng khoảng dưới 2 đến 2,5m. Đây là chiều sâu vô cùng hoàn hảo có khả năng nâng đỡ toàn bộ công trình. Hiện nay, móng băng được sử dụng phổ biến bởi kỹ thuật thi công đơn giản, độ lún đều và tiết kiệm chi phí.
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào?
Cấu tạo của móng băng theo phương và được chia thành: Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương. Trong đó, móng băng 1 phương chỉ theo một chiều là chiều dài hoặc chiều rộng của công trình. Nó giống như những đường thẳng song song, còn khoảng cách giữa các đường sẽ tùy vào diện tích thực của ngôi nhà.
Móng băng 2 phương là những móng giao nhau như ô vuông trong bàn cờ. Tuy nhiên khi thi công móng ở phần hồi nhà cần cẩn thận hơn móng băng bên trong nhà hay móng tường ngăn. Tùy theo độ cứng móng băng được chia thành 3 loại cụ thể là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp.
Các chuyên gia xây dựng cho biết, kết cấu móng băng nhà 2 tầng sẽ bao gồm 1 lớp bê tông để lót móng. Tiếp đến là bản móng chạy liên tục để liên kết với móng thành một khối. Mỗi bộ phận sẽ có kích thước cụ thể như sau:
- Lớp bê tông lót dày 100mm.
- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
- Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-800) (mm).
Xem thêm >>
Quy trình thi công móng băng nhà 2 tầng
Khi lựa chọn bất kỳ loại móng nào cho công trình chủ đầu tư và nhà thầu cũng cần lập kế hoạch chi tiết cho từng công đoạn. Đối với móng băng nhà 2 tầng, bạn cần tuân thủ đúng quy trình thi công tiêu chuẩn.
Giải phóng mặt bằng
Trước khi tiến hành thực hiện móng băng thì đơn vị thi công cần phải giải phóng mặt bằng, san bằng đất cho thật đều. Đồng thời, bạn cũng chuẩn bị sẵn sàng những máy móc, thiết bị cần thiết cùng các nguyên liệu như sắt, thép, xi măng… nhằm đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật.
Gia công cốt thép
Cốt thép phải được gia công theo đúng thiết kế và yêu cầu. Theo đó, thép phải mang đi uốn thẳng và sở hữu độ dẻo dai, có vảy sát và các lớp gỉ. Thêm nữa, chúng ta cũng nên chọn loại vật liệu thép có chất lượng tốt. Chủ công trình không nên chọn thép bị hẹp, làm giảm diện tích nhưng không quá giới hạn 2% đường kính.
Thi công cốp pha
Thi công cốp pha là công đoạn vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới độ bền chắc của công trình. Do đó, bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng và thi công chắc chắn đúng với mẫu thiết kế đã định sẵn. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải xác định mật độ của cây chống cần. Thiết kế gỗ chống cần chắc chắn nhằm tránh tình trạng bị xê dịch trong quá trình thi công.
Đổ bê tông
Đổ bê tông là công đoạn cuối cùng khi làm móng băng cho công trình nhà 2 tầng. Khi tiến hành, chủ đầu tư cần làm đúng theo những quy chuẩn xây dựng nhà ở. Thêm nữa, bạn phải đảm bảo bê tông được đổ đầy và chắc chắn, không được lẫn những tạp chất hay rác rưởi. Khi thực hiện đổ bê tông nên đổ từ xa và bắc sàn công tác ngang qua hố móng. Phương pháp này giúp bạn không cần phải đứng trực tiếp trên thành cốp pha hay cốt thép làm lệch vị trí.
Lời kết
Hi vọng rằng, những thông tin tư vấn trong bài viết có thể giúp các bạn nắm vững kiến thức về kết cấu móng băng nhà 2 tầng. Nhờ đó, bạn sẽ biết phải làm gì khi bắt đầu kế hoạch xây dựng công trình. Nhằm đảm bảo tính bền vững và an toàn. Nếu bạn còn thắc mắc bất cứ vấn đề gì hãy liên hệ với Xây Dựng Tân Phát để được giải đáp tận tình. Với kinh nghiệm dày dặn cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công ty sẽ tư vấn thiết kế và đưa ra phương án thi công tối ưu cho công trình của bạn.