11 vấn đề lưu ý khi thiết kế nhà có gác lửng sao cho tiết kiệm không gian, hợp lý

Ngày nay, gác lửng được xem như là một giải pháp tuyệt vời để tăng thêm diện tích sử dụng cũng như độ thông thoáng cho những ngôi nhà phố hạn chế về diện tích. Còn đối với những ngôi nhà có diện tích rộng, gác lửng được thiết kế để giúp không gian phía dưới thêm sang trọng và đẹp mắt hơn tạo những khoảng thông tầng giúp đối lưu không khí và ánh sáng.

lưu ý thiết kế gác lửng
Sử dụng gác lửng làm căn nhà tiết kiệm diện tích

1. Công năng sử dụng trong nhà thiết kế có gác lửng

Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Có thể xây lệch tầng và ở đó dùng làm nơi sinh hoạt chung hay phòng làm việc hoặc đưa phòng khách, phòng ăn và bếp lên khu vực này. Cũng có thể sử dụng nơi đây để vừa làm phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.

– Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho cũng có thể làm tầng lửng để tăng tối đa diện tích chứa đựng.

– Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách.

Knxn 17 6

– Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình.

– Với nhiều nhà ở, có thể thiết kế tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.

Sau đây Xây Dựng Tân Phát sẽ chia sẻ tới quý khách một số lưu ý khi thiết kế gác lửng:

2. Có một kế hoạch rõ ràng

Xây dựng một gác lửng phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ ban đầu. Bạn nên nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của kiến trúc sư hoặc những người có hiểu biết về xây dựng để lập cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết về tất cả các vấn đề xoay quanh. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn này mà xây theo cảm tính thì gác lửng có thể khiến ngôi nhà của bạn trở nên chật chội và u tối hơn.

Bạn có thể tham khảo trước các mẫu gác lửng đẹp để có ý tưởng cho ngôi nhà của mình. Đồng thời bạn cũng nên trao đổi và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và KTS để được tư vấn chính xác nhất.

lưu ý thiết kế gác lửng
Cần có một kế hoạch cụ thể khi xây gác lửng

3. Cần xác định rõ vị trí và kích thước của gác lửng trong nhà

Vị trí hay kích thước của gác phụ thuộc vào không gian chung của ngôi nhà. Gác lửng phải được đặt ở vị trí sao cho ngôi nhà vẫn thoải mái, rộng rãi, không bị từ túng và bí bách. Nếu ngôi nhà của bạn diện tích nhỏ thì không nên xây dựng gác lửng có kích thước rộng mà chỉ nên có tầng lửng vừa phải làm không gian làm việc hoặc để đồ.
Vị trí tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2-2/3 diện tích xây dựng tầng trệt.
Tổng diện tích gác lửng không được quá 80% tầng trệt.
Xác định chức năng của gác lửng ngay từ ban đầu
Khi xây dựng gác lửng cho ngôi nhà, bạn cần phải xác định rõ không gian này được sử dụng vào mục đích gì: phòng ngủ, phòng khách, nơi làm việc hoặc đơn giản là một không gian nhỏ để thư giãn. Vì chức năng và mục đích sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế. Tuy nhiên, các chức năng này còn phải phù hợp với diện tích của căn gác, nếu nó không lớn như mong muốn sử dụng của bạn thì nên cân nhắc thiết kế không gian này với mục đích sử dụng khác.

Lưu ý thiết kế gác lửng
Cần xác định rõ vị trí và kích thước của gác lửng trong nhà

4. Không nên xây gác lửng quá cao

Nhiều người có suy nghĩa xây gác cao sẽ giúp ngôi nhà thông thoáng và có cảm giác rộng rãi hơn. Tuy nhiên, tầng lửng quá cao có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung của ngôi nhà, đặc biệt có thể khiến cho không gian này trở nên kém vững chắc, không tạo cảm giác an toàn cho người sống trong nhà.

Độ cao của tầng một và lửng thường khoảng 2,5 đến 2,8 m. Có nhiều nhà làm tầng lửng nhưng chỉ đúc ra 1,5 hoặc 2 m để bàn thờ hoặc kê vài cái ghế… tầng lửng chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của căn nhà. Cầu thang từ trệt lên lửng có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm diện tích. Cầu thang từ phần lửng lên các tầng trên có thể bố trí ở một khu vực khác thuận lợi hơn và phân chia không gian hợp lý.

lưu ý thiết kế gác lửng
Chiều cao gác lửng nên cao vừa phải hợp lý

 

Cao độ tầng trệt thường từ 3,5 m đến 4 m, nếu trệt có lửng thì cao từ 4,5 đến 5 m, khi đó, cao độ tầng lửng vào khoảng 2,2 m-2,5 m.

5. Sử dụng vật liệu phù hợp trong nhà thiết kế có gác lửng

Vật liệu sử dụng trong xây dựng gác lửng rất đa dạng như gỗ, bê tông, kim loại và đặc biệt còn sử dụng một số vật liệu trong suốt. Chính vì thế cần lựa chọn một loại vật liệu sao cho phù hợp với kiến trúc chung của ngôi nhà cũng như phù hợp với chức năng sử dụng và kết cấu của gác để đảm bảo sự an toàn và chắc chắn.

Nhà xây mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Trường hợp nhà cũ với độ thông thủy tầng trệt tương đối cao, có thể thêm một gác lửng bằng tấm xi măng Cemboard hoặc đúc giả để tăng diện tích sử dụng.

lưu ý thiết kế gác lửng
Sử dụng vật liệu phù hợp trong nhà thiết kế có gác lửng

6. Chú ý không gian bên dưới gác

Cần tạo nên không gian phía trên và ở dưới gác phù hợp với chức năng sử dụng của chúng. Ở khu vực phía dưới gác không nên quá thấp, ảnh hưởng đến không gian chúng của ngôi nhà. Nếu không gian bên dưới cao và đủ lớn thì bạn có thể thiết kế thành phòng ngủ, phòng bếp, nếu nó thấp và nhỏ thì có thể tạo thành một phòng chứa đồ giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng hơn.

Lưu ý thiết kế gác lửng
Chú ý không gian bên dưới gác

7. Quan tâm đến vị trí và kết cấu của cầu thang trong nhà thiết kế có gác lửng

Cầu thang là một vấn đề quan trọng cần chú ý khi thiết kế và xây dựng gác lửng. Phải chú ý vị trí và kết cấu của cầu thang thuận tiện cho đi lại nhưng không ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung, vướng víu và gây chật chội cho ngôi nhà. Có nhiều kiểu dáng cầu thang, tùy thuộc vào sở thích của gia chủ cũng như cần phù hợp với phong cách và kiến trúc chung của ngôi nhà. Để tận dụng diện tích, nên biến cầu thang thành tủ và kệ đựng đồ.

Knxn 17 9
Quan tâm đến vị trí và kết cấu của cầu thang trong nhà thiết kế có gác lửng

8. Quan tâm đến nhiệt độ và lưu thông khí của gác lửng

Gác lửng thường có nhiệt độ cao hơn và không khí thường lưu thông không tốt. Chính vì thế nên sử dụng các tấm cách nhiệt và thiết kế cửa sổ hay các hệ thống lưu thông gió để tạo không khí mát mẻ và thoải mái cho không gian gác.
Chú ý tới kết cấu của ngôi nhà
Trong trường hợp sửa chữa cải tạo, khi thiết kế gác lửng cho vào kết cấu nhà quý khách cần chú ý tới kết cấu nhà cũ, vì nếu gác lửng có trọng lượng lớn mà tựa lên kết cấu cột, dầm sàn cũ của ngôi nhà sẽ có nguy cơ rạn nứt, kết cấu cũ không chịu được. Tốt nhất với phương án cải tạo quý khách nên tìm một đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm xử lý trong vấn đề này.

Xem thêm >>> Gợi ý top 10 mẫu nhà cấp 4 có gác lửng đẹp, giá rẻ

9. Chú ý đến ánh sáng trong thiết kế nhà có gác lửng

Gác lửng của bạn trở nên thoải mái hơn khi có ánh sáng tự nhiên. Vì thế cần chú ý vị trí và kết cấu của gác để tầng lửng có thể đón ánh nắng mặt trời và ánh sáng bên ngoài hạn chế sử dụng hệ thống chiếu sáng. Thiết kế thêm cửa sổ hay giếng trời giúp cho phần gác lửng thông thoáng và sáng sủa hơn.

Knxn 17 8
Chú ý đến ánh sáng trong thiết kế nhà có gác lửng

10. Lưu ý trong sử dụng đồ trên gác lửng.

Knxn 17 10
Lưu ý trong sử dụng đồ trên gác lửng

Tùy thuộc vào chức năng của gác lửng mà gia chủ lựa chọn đồ nội thất phù hợp. Nhưng nên ưu tiên lựa chọn những vật dụng gọn gàng, nhỏ và nhẹ để dễ di chuyển, và không tạo áp lực quá lớn lên nền gác.
Hi vọng với những lưu ý trên đây khi bố trí gác lửng của chúng tôi giúp các bạn có thể chọn được mẫu gác lửng đẹp nhất, lý tưởng nhất áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Nếu bạn muốn thiết kế một ngôi nhà hoặc chung cư đẹp tiện nghi có mẫu gác lửng ưng ý. Đừng quên tham khảo thương hiệu công ty xây dựng uy tín của Xây Dựng Tân Phát trên thị trường Việt Nam hiện nay nhé.

Xây Dựng Tân Phát kính mời quý vị thường xuyên cập nhật website: www.xaydungtanphat.com để tham khảo những bài viết mới và hay nhất trong lĩnh vực xây dựng nhà đặc biệt là xây nhà trọn gói, hoàn thiện nhà xây thô, sửa chữa cải tạo.

Chúc quý vị luôn vui khỏe, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.