Tổng hợp tất các loại mái nhà xây dựng phổ biến trong xây nhà ở Việt Nam

Khi xây nhà, việc chọn mái là điều rất quan trọng. Làm sao để chọn mái nhà cho phù hợp với sở thích của gia chủ, hợp với kiến trúc bên ngoài ngôi nhà, đồng thời mái nhà có công năng sử dụng cao. Để chọn được một mái nhà như ý. Tân Phát xin tổng hợp các loại mái nhà xây dựng phổ biến ở Việt Nam cho quý vị tham khảo.

các loại mái nhà xây dựng
Mái nhà là một phần không thể thiếu để tạo nên một công trình kiến trúc hoàn hảo

1.Kết cấu của một mái nhà

Trước khi xem phần phân loại, bạn cần phải hiểu kết cấu của một mái nhà như thế nào. Một mái nhà tiêu chuẩn phải hội tụ đầy đủ 2 thành phần sau:

1.1 Thành phần kết cấu chịu lực: 

Là tên gọi tổng thể của các thành phần đảm nhận việc chống chịu sức nặng của chính nó và các tác động của ngoại lực. Có thể bao gồm: cầu phong, vỉ kèo, bán kèo, xà gồ, tường thu hồi, lớp giằng chống chịu lực.

1.2 Thành phần kết cấu bao phủ: 

Hay còn gọi là lớp lợp, được ốp lên trên kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các vật liệu như: Li tô, ngói, tấm phipro xi măng, tôn kim loại, kính, nhựa. Thành phần này tối thiểu phải chống được mưa/nắng, thấm, cách nhiệt…

2.Phân loại theo vật liệu bao phủ

2.1 Mái ngói

Mái ngói Là một loại mái truyền thống ở Việt Nam, ngói được làm từ nguyên liệu đất nung, có màu sắc bền và cách nhiệt tốt. Tuy mái ngói không rẻ, nhưng rất được ưa chuộng ở nước ta vì nó bền với khí hậu nóng ẩm, và giữ mát cho không gian trong nhà.

Nếu muốn ngôi nhà của mình có phong cách cổ kính thì mái ngói chính là sự lựa chọn hàng đầu cho gia chủ, loại mái này là sự xếp lớp của nhiều viên ngói nên khi thi công cần phải thật cẩn thận trong khâu lợp ngói, tránh để xuất hiện những khe hở. Cũng như lắp không chắc chắn làm ngói có thể vị rời ra

(Ảnh mái ngói) (Ảnh nhà mái ngói của Tân Phát)

các loại mái nhà xây dựng
Mái ngói là loại mái truyền thống được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam
Mẫu biệt thự mini cấp 4 này rất phù hợp với những gia đình ở nông thôn hoặc ven thành phố
Công trình sử dụng mái ngói có tạo một cảm giác cổ kính, truyền thống

2.2 Mái tôn

Mái tôn là loại mái rất phổ biến trong các thiết kế nhà hiện đại vì ưu điểm của phương pháp lợp mái tôn có chi phí rẻ và thời gian thi công xây dựng nhanh và giá thành lại  khá rẻ.

Mái tôn có đầu đủ kiểu dáng và vẻ ngoài gần như giống mái ngói thật đến 90% tuy nhiên chất lượng của mái tôn lại không được bằng mái ngói thật. Trên thực tế, mái tôn được sử dụng phổ biến để lợp mái cho nhà kho, nhà xưởng…

Loại mái nhà này có trọng lượng khá nhẹ với nhiều dạng khác nhau như sóng vuông, sóng tròn hay tôn giả ngói cho bạn lựa chọn.

các loại mái nhà xây dựng
Nhà mái tôn vừa rẻ, nhẹ và cũng dễ thi công. Tuy nhiên khả năng chống chịu mưa gió lớn không thể tốt bằng mái ngói.

2.3 Mái bê tông

Mái đổ bê tông có ưu điểm là cách nhiệt, cách âm tốt, mái kín đảm bảo trộm không lẻn được vào từ bên ngoài. Tuy nhiên do đặc điểm khí hậu ở Việt Nam mà mái có thể bị co ngót do chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm. Thêm vào đó, mái có khối lượng nặng nên cần tính toán kỹ trước khi xây dựng.

các loại mái nhà xây dựng
Mái bê tông hiện nay có thể là bê tông bằng hoặc dốc để dán ngói

2.4 Mái kính

Mái kính được kết cấu bằng gỗ và thép, phủ kính lên trên. Thường được sử dụng nhiều ở những khu nhà phân lô, mặt phố, nhà liền kề… Mái kính phù hợp làm mái cho ban công, không gian nhỏ hoặc lớn cần nhiều ánh sáng. 

Mái kính sẽ giúp ngôi nhà của bạn tăng thêm tính thẩm mĩ và sự sang trọng hiện đại đầy ấn tượng. Sử dụng loại mái này ngôi nhà của bạn sẽ hứng trọn toàn bộ ánh sáng tự nhiên và giúp ngôi nhà thêm tiết kiệm điện năng.

các loại mái nhà xây dựng
Mái kính tạo một không gian tràn ngập ánh sáng cho ngôi nhà và căn phòng, tuy nhiên khả năng chịu lực và chống nóng có thể hạn chế hơn

2.5 Mái nhựa trong suốt

Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt là loại mái được sản xuất trên dây truyền công nghệ và nguyên vật liệu chủ yếu chính là hạt nhựa Bayer của Đức, thêm vào đó là các loại nhựa khác như thermoplastic, aromatic polysodium và các phụ gia – hóa chất khác đã tạo nên những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và tuổi thọ cao.

Loại mái lợp bằng kính này có rất nhiều các ưu điểm như: chống nhiệt, cách điện, xuyên sáng tốt, sản phẩm này đang rất được ưa chuộng và hứa hẹn sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.

các loại mái nhà xây dựng
Mái nhựa hay tấm lợp nhựa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa nhẹ và dẻo bền. Tuy nhiên mái nhà kiểu này phù hợp để tạo phần trang trí hơn.

2.6 Mái tấm lợp sinh thái

Tấm lợp sinh thái có nguồn gốc từ vỏ hộp sữa giấy và có thành phần chính là hỗn hợp nhôm – nhựa, xử lý dưới áp suất và nhiệt độ cao. Bởi vậy loại mái này thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ

Tấm lợp sinh thái được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình tiện ích cũng như các khu resort ven biển , các nhà máy xi mạ hóa chất, sản xuất nước đá, nấu gang thép, nhà máy bao bì.

các loại mái nhà xây dựng

3.Phân loại mái theo kết cấu chịu lực

3.1 Mái bê tông cốt thép

Cũng như mái bê tông đã nhắc đến ở trên, bất kỳ mái bê tông nào cũng cần phải có khung cốt thép chống đỡ. Mái bê tông cốt thép có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép nhưng vẫn cần phải bảo đảm được yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng.

Tùy thuộc vào diện tích mái của công trình, kỹ sư sẽ tính toán được khối lượng thép cũng như vật liệu xây dựng mái phù hợp cho toàn bộ công trình.

Mái bê tông cốt thép có thể làm dạng mái bằng, mái dốc kết hợp dán ngói để giả làm mái ngói.

các loại mái nhà xây dựng

3.2 Mái khung giàn dùng vật liệu gỗ, tre hoặc thép

Loại mái này thường được sử dụng trong các thiết kế du lịch sinh thái hay nghỉ dưỡng vì nó tạo nên cảm giác ấm cúng và mát mẻ cho du khách tham quan.  Đồng thời tạo sự độc đáo cho kiến trúc, hấp dẫn người nhìn. Vật liệu chính của loại mái khung này thường là: tre, gỗ, thép.

Kiểu mái giàn khung thường không phổ biến trong khi thiết kế mái nhà ở, đặc biệt là thiết kế mái biệt thự do những yêu cầu về mặt tải trọng khá thấp. Tuy nhiên đây vẫn là một kiểu mái nhà độc đáo trong các loại mái nhà xây dựng.

3.3 Mái giàn thép

Hệ kết cấu giàn của mái giàn thép không gian được thiết kế nhằm chịu lực theo nhiều chiều khác nhau.

Ưu điểm vượt trội của giàn mái này là có kết cấu vững chắc, bền đẹp và độc đáo. Kết cấu giàn không gian được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng vì chúng có thể tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh chịu lực dọc, nên khá tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng.

các loại mái nhà xây dựng

4.Phân loại mái nhà theo hình thức của mái

4.1 Mái bằng

Đặc trưng của nhà mái bằng là một mái liền phủ toàn bộ cấu trúc mái. Với kiến trúc mái bằng, ngôi nhà sẽ trở nên cực kỳ sang trọng, hiện đại, đầy trẻ trung.

Mái bằng có tác dụng nhấn mạnh hơn về mặt hình khối kiến trúc của ngôi nhà nên thường được dùng trong phong cách kiến trúc hiện đại. Đây cũng là một trong các loại mái nhà xây dựng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.

Thiết kế nhà phố hiện đại với mái bằng nhìn lung linh trong tối

4.2 Mái dốc

Đây là loại mái phổ biến nhất tại Viêt Nam, loại mái này có thể bao gồm nhiều hơn 2 mái được thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch(mái thái) đôi khi nó chỉ là một mặt phẳng có độ nghiêng lớn. Mái dốc thường được sử dụng trong thiết kế biệt thự là loại công trình cần có điểm nhấn, sang trọng & bề thế.

  • Mái dốc 1 phía

các loại mái nhà xây dựng

  • Mái tứ diện

  • Mái đa diện

  • Mái lệch

Loại nhà mái lệch mới xuất hiện và chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Về mặt kết cấu, mái lệch sẽ giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên, với độ chênh lệch và dốc hai bên mái khác nhau sẽ mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt cho người xem.

Với các mặt cắt không cân xứng nhưng nhà mái lệch lại mang đầy nét gợi mở về môi trường sống đầy tự nhiên, điều này sẽ tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho gia chủ.

 

5.Phân loại mái nhà theo phong cách

5.1 Mái Thái

Thiết kế nhà mái thái là kiểu nhà sử dụng mái ngói Thái Lan với đặc điểm độ dốc mái lớn, có thể quay về nhiều hướng khác nhau để dễ dàng tạo nên những góc đẹp. 

có dạng mái xếp chồng lên nhau và dốc. Đây là kiểu kiến trúc theo phong cách thấp tầng, thường sẽ có 1 trệt 1 lầu. Cấu trúc của mẫu nhà này bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che. Những bộ phận này đều theo kiến trúc Thái đặc trưng.

Kiểu mái thái đa số được sử dụng ở những kiểu nhà 1, 2 hoặc 3 tầng. Người ta sáng tạo nhiều kiểu dáng khác nhau cho mái thái. Ví dụ như ngói sóng lớn, sóng nhỏ hay mái giả đá… Phổ biến nhất hiện nay là mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đưa ra khỏi thân nhà, tạo khối cho ngôi nhà.

5.2 Mái Marsand

các loại mái nhà xây dựng

Kiểu kiến trúc mái bắt nguồn từ Châu Âu, đại diện cho những công trình mang âm hưởng kiến trúc cổ điển.

Mái marsand sẽ giúp bạn tận dụng được toàn bộ không gian tầng mái cho các mục đích riêng, các vật liệu mái và những chi tiết phào để trang trí mái ngói sẽ tạo nên một công trình nhà biệt thự mang vẻ hoành tráng và vô cùng sang trọng.

Mái marsand sẽ là những lựa chọn tuyệt vời dành cho những công trình mang phong cách cổ điển hay tân cổ điển vì những lợi ích mà nó mang lại.

 

5.3 Mái nhà kiểu Pháp

các loại mái nhà xây dựng

Loại mái phổ biến trong các năm đầu thời kì Trung cổ. Đây là một sự kết hợp giữa mái Gambrel và mái dốc truyền thống. Do cấu trúc của mái sẽ giúp bạn có thể tận dụng triệt để phần không gian phía trên mái.

Xem thêm >>> Đặc trưng nhà xây kiểu Pháp

Xem thêm >>> Biệt thự kiểu Pháp xây dựng tại Nam Định

5.4 Mái bướm

Mái bướm là hình đối xứng, có hai rìa cao hơn phần dốc. Cấu trúc mái này sẽ giúp mái hứng nước mưa rất tốt phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

các loại mái nhà xây dựng

5.5 Mái vòm dome

Mái vòm dome có hình dạng giống như một nửa quả bóng, kiểu mái chủ yếu sẽ có ở các nhà thờ Hồi giáo. Mái vòm cũng sẽ được xây dựng cho các phòng hòa nhạc, viện bảo tàng hay các tòa nhà dành cho các hoạt động nghệ thuật khác.

Các mẫu thiết kế biệt thự phong cách tân cổ điển Cao cấp
Các mẫu thiết kế biệt thự phong cách tân cổ điển Cao cấp

Lời kết

Trên đây là tất cả các loại mái nhà xây dựng mà Tân Phát thấy được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Mong rằng bài viết hữu ích cho quý vị khi đọc và tìm hiểu để chọn kiểu mái cho căn nhà mơ ước của mình. Đội ngũ của Tân Phát luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn nhiệt tình 24/7 cho quý vị