Những năm gần đây, giới xây dựng Việt Nam đón nhận một làn sóng xu hướng xây dựng nhà dân dụng có kiểu nhà mái thái. Nhiều người còn chưa được rõ nhà mái thái là gì vậy nên, trong bài viết này, Tân Phát muốn đem đến một thông tin khái quát về kiểu nhà đang là xu thế này. Cùng tìm hiểu kiểu nhà mái thái 2020.
Khái niệm
Nhà mái thái là một mẫu nhà có dạng mái nhà của Thái Lan, có dạng mái xếp chồng lên nhau và độ dốc cao. Đây là kiểu kiến trúc theo phong cách thấp tầng, thường sẽ có 1 trệt 1 lầu. Cấu trúc của mẫu nhà này bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che. Những bộ phận này đều theo kiến trúc Thái đặc trưng.
Kiểu mái thái đa số được sử dụng ở những kiểu nhà 1, 2 hoặc 3 tầng. Người ta sáng tạo nhiều kiểu dáng khác nhau cho mái thái. Ví dụ như ngói sóng lớn, sóng nhỏ hay mái giả đá… Phổ biến nhất hiện nay là mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đưa ra khỏi thân nhà, tạo khối cho ngôi nhà.
Ưu điểm và nhược điểm của nhà mái Thái
Ưu điểm
Kiểu nhà này được nhiều gia đình ưa chuộng với những ưu điểm sau:
Tính thẩm mỹ cao
Với kiến trúc thiết kế nhà mái thái sẽ giúp ngôi nhà tôn vinh lên vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà. Sự kết hợp giữa những mẫu nhà phố hiện đại khỏe khoắn vuông vức với mái thái sẽ tạo ra mẫu nhà nhịp nhàng mềm mại hơn.
Linh hoạt về chất liệu, đa dạng về thiết kế
Những mẫu mái thái sẽ có nhiều kiểu dáng khi xây dựng. Tùy vào yêu cầu của gia chủ để lên bản thiết kế phù hợp nhất.
Chất liệu đa dạng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Công năng ưu việt
Ngoài 2 yếu tố ở trên nhà mái thái còn mang tính năng tản nhiệt chống nóng. Chính vì vậy nên khi có nước mưa rơi xuống nó sẽ nhanh chóng thoát nước tự nhiên mà không bị ứ đọng trên mái. Bên cạnh đó nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi trường hợp thấm dột, ngấm nước.
Phong thuỷ tốt cho cả căn nhà
Các chuyên gia phong thủy luôn đánh giá rất tốt về nhà mái thái. Với dạng hình chóp và có độ dốc tương đối.
Xét theo quan niệm phong thủy, mái thái sẽ giúp gia chủ tránh được hiện tượng tích tụ hung khí. Những hung khí này sẽ ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển vượng khí trong nhà. Từ đó đem lại may mắn tốt lành cho gia chủ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, nó sẽ có những hạn chế sau:
Thi công chi tiết cao
Nhà mái thái được thi công tỉ mỉ, chi tiết. Sau một thời gian sử dụng bạn cần thi công mái thái lại. Việc này khá khó khăn và mất khá nhiều thời gian bởi nhà mái Thái có nhiều chi tiết tỉ mỉ.
Chi phí xây dựng “hơi cao”
Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn bình thường. Lí do nhà mái thái đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.
Do đó một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể ngang bằng với khi xây dụng ngôi nhà 3 tầng mẫu nhà bình thường khác.
Đặc điểm nổi bật của các kiểu nhà mái thái
Nhà mái thái nhìn chung có 2 kiểu chính:
- Nhà mái thái cấp 4
- Nhà mái thái cao tầng
Mỗi kiểu nhà sẽ có những đặc điểm riêng.
Nhà mái thái cấp 4
Kiểu nhà mái thái 1 tầng hay còn gọi nhà mái thái cấp 4 thường bắt gặp nhiều ở khu vực nông thôn. Nhà mái thái cấp 4 được ưa thích ở đây bởi chi phí dựng khá là thấp và phù hợp với điều kiện của những gia đình có nguồn thu nhập vừa phải.
Thêm vào đó, thời gian xây dựng kiểu nhà này rất ngắn, nhà nhanh chóng được hoàn thành và không đòi hỏi thợ xây phải có kỹ thuật quá cao siêu.
Nhà thái cao tầng
Không chỉ nông thôn mới có nhà mái thái mà ở thành phố, những công trình kiến trúc sang trọng cũng sử dụng loại mái này. Những căn nhà có diện thích đất tương đối hạn hẹp sẽ phù hợp với kiểu mái nhà này. Thêm vào đó, kiểu mái thái dễ kết hợp với cả những biệt thự hiện đại hoặc tân cổ điển, tạo nhiều kiểu nhà phong phú, mang tính thẩm mỹ cao.
Kiểu nhà mái Thái sẽ giúp căn nhà của bạn trở nên sang trọng và nổi bật giữa lòng thành phố. Vì vậy xu hướng xây nhà mái thái 2020 là kết quả của sự sáng tạo của các KTS và được người dân đón nhận.
Những lưu ý khi lợp ngói nhà mái Thái
Công đoạn quan trọng nhất để tăng tính thẩm mỹ cho nhà của bạn đó chính là lợp ngói. Vì vậy, khi tiến hành lợp ngòi bạn cần lưu ý những điểm sau:
Độ dốc mái
độ dốc đẹp nhất là 30 độ, nghĩa là cứ 1m đo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m. Chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m. Với mái 45 độ thì chiều xuôi nên khoảng từ 10 đến 15m.
Cách lợp
Đầu tiên lợp đầy đủ một hàng trước để làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp từ dưới lên trên. Lợp theo hướng đúng nhất là từ phải sang trái và từ dưới lên trên. Cần chú ý khoảng cách giữa các ngòi phải vừa đủ không được quá sát nhau hay quá xa.
Sau khi lợp
Khi bước lên ngói cần cẩn thận để không bị vỡ ngói và an toàn cho bản thân.
Sau khi lợp xong nên vệ sinh cho mái bằng cách lấy khăn lau chùi. Để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho mái, bạn nên quét lên mái một lớp sơn.
Lời kết
Trên đây là những thông tin phổ quát nhất về nhà mái thái 2020. Việc thiết kế và thi công nhà mái thái đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật, vì vậy nếu muốn có một ngôi nhà đẹp đúng ý, đừng ngần ngại thuê 1 đội ngũ xây dựng chuyên nghiệp như Tân Phát. Chúng tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm xây dựng nhà ở dân dụng, với những công trình hoàn thiện rất được lòng khách hàng. Xem thêm >>> Dự án nhà đã hoàn thành và Dự án đã thiết kế của chúng tôi.