Tìm hiểu nội dung đổi mới trong luật xây dựng mới nhất

Luật xây dựng là hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Việc tìm hiểu luật xây dựng là vô cùng cần thiết đối với mỗi người làm những công việc liên quan đến xây dựng. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam và những nội dung đổi mới trong luật xây dựng mới nhất

Lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, kể từ khi luật xây dựng ra đời cho đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Dưới đây là lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam: 

Luật xây dựng trước năm 2003

Văn bản pháp luật xây dựng được ban hành từ những năm 1960 cho đến trước năm 2003 với nhiều thông tư, nghị định và chỉ thị riêng lẻ. Thời điểm này luật xây dựng chưa ra đời. Một số văn bản xây dựng tiêu biểu như: Thông tư số 120-TTg, chỉ thị số 119-TTg năm 1969, nghị định số 242-CP năm 1971, nghị định số 385/HĐBT năm 1990, nghị định số 177/CP năm 1994, nghị định số 42/CP năm 1996, nghị định số 52/CP năm 1999, nghị định số 12/2000/NĐ-CP năm 2000, nghị định số 07/CP năm 2003 …

Luật xây dựng năm 2003 đến trước năm 2014

Năm 2003 được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của luật xây dựng số 16/2003/QH11. Đây là văn bản đầu tiên dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xây dựng. Trong giai đoạn này có một số hệ thống luật liên quan đến xây dựng nổi bật. Ví dụ như: Luật kinh doanh bất động sản 2006, luật Nhà ở 2005, Luật quy hoạch đô thị 2009. Bên cạnh đó còn có nhiều thông tư, nghị định và văn bản hướng dẫn luật chi tiết: nghị định 16/2005/NĐ-CP, nghị định 12/2009/NĐ-CP thay thế nghị định 16/2005. 

Luật xây dựng năm 2014 đến nay

Từ năm 2014 đến nay, hệ thống pháp luật xây dựng ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo tính phù hợp và điều chỉnh hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực xây dựng. Luật xây dựng số 50/2014 thay thế luật xây dựng năm 2003 và đặc biệt năm 2018 ban hành luật sửa đổi bổ sung luật xây dựng 2014. Như vậy văn bản luật xây dựng số 48/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 đánh dấu sự kiện toàn và phát triển của hệ thống pháp luật xây dựng nước ta. Mọi quan hệ phát sinh trong lĩnh vực xây dựng sẽ được điều chỉnh bởi bộ luật này. 

Lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam
Lịch sử hệ thống pháp luật xây dựng Việt Nam

Nội dung cơ bản của luật xây dựng mới nhất

So với các luật xây dựng 2003, 2014, luật xây dựng mới nhất có nhiều nội dung nổi bật hơn, cụ thể là: 

Luật xây dựng mới nhất miễn cấp phép xây dựng đối với một số trường hợp

Khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư bắt buộc phải làm đơn xin giấy phép xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên luật xây dựng mới đã quy định tại khoản 2 điều 89 về các trường hợp được miễn cấp phép xây dựng là: xây dựng nhà ở nông thôn riêng; sửa chữa, cải tạo công trình nhà ở; nhà ở có quy mô xây dựng dưới 7 tầng, sửa chữa, cải tạo công trình nhà ở,…

Luật xây dựng mới nhất miễn cấp phép xây dựng
Miễn cấp phép xây dựng đối với một số trường hợp

Bổ sung hành vi nghiêm cấm 

Các hành vi bị nghiêm cấm trong luật xây dựng bao gồm 14  hành vi như: sản xuất sử dụng vật liệu xây dựng gây hại môi trường và sức khỏe, vi phạm an toàn lao động, cháy nổ, trật tự bảo vệ môi trường, sử dụng công trình cơ nới, tái mục đích, lấn chiếm; khởi công chưa có đủ điều kiện…

Điều kiện cấp phép đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị

Để được cấp phép xây dựng thì nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định như: đảm bảo an toàn công trình và bảo vệ môi trường, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, phù hợp mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, nhà ở riêng lẻ dưới 3 tầng có dưới 250m2 được phép tự thiết kế. 

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng 

Chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm, bao gồm ba hạng. Chứng chỉ hạng 1 yêu cầu có trình độ đại học và kinh nghiệm từ 7 năm. Chứng chỉ hạng 2 phải có kinh nghiệm trên 5 năm. Chứng chỉ hạng 3 có kinh nghiệm ít nhất 2 năm đối với trình độ đại học. Và 3 năm đối với trung cấp, cao đẳng….

Quy định về bảo hành công trình trong luật xây dựng mới nhất

Nghĩa vụ bảo hành công trình được quy định theo từng đối tượng như sau: nhà thầu bảo hành đối với công trình do mình t

hi công, nhà thầu cung ứng bảo hành đối với thiết bị do mình cung cấp, nhà đầu tư nhà ở cho thuê, bán bảo hành đối với nhà ở. Thời gian bảo hành là 12, 24, 36 tháng tùy theo từng nhà ở, công trình. Mức tiền bảo hành sử dụng vốn nhà nước là 3% hoặc 5% tùy cấp công trình. 

Quy định về bảo hành công trình trong luật xây dựng mới nhất
Quy định về bảo hành công trình xây dựng

Quy định luật bảo hiểm xây dựng

Luật xây dựng bổ sung thêm các loại bảo hiểm xây dựng. Tiêu biểu như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ 3. Bảo hiểm vật tư vật liệu…bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng. Trong đó, đối tượng có trách nhiệm mua bảo hiểm bao gồm: chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, 

Nhà thầu nước ngoài phải xin cấp phép 

Luật xây dựng quy định cụ thể các nhà thầu là tổ chức cá nhân nước ngoài bắt buộc phải xin cấp giấy phép hoạt động về xây dựng. Hồ sơ sẽ được nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

An toàn trong thi công công trình trong luật xây dựng mới nhất

An toàn trong thi công công trình là điều kiện khởi công xây dựng công trình. Công trình xây dựng chỉ được tiến hành thi công khi đã có các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. 

Tăng quyền cho hoạt động quản lý xây dựng 

Việc quản lý đầu tư xây dựng được dựa trên quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, thẩm quyền cấp giấy phép do ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện

Tăng quyền cho hoạt động quản lý xây dựng 
Tăng quyền cho hoạt động quản lý xây dựng

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những nội dung nổi bật của luật xây dựng mới nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách có thể liên hệ với Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng Tân Phát. Chúng tôi là một trong các đơn vị uy tín hàng đầu Hà Nội về xây dựng sẽ tư vấn và chắc chắn làm bạn hài lòng!