Kỹ thuật ép cọc bê tông đúng chuẩn cho công trình

Hiện nay, cọc bê tông là một trong những loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình. Chúng được sử dụng từ công trình lớn như: cầu đường, chung cư, khách sạn cho đến nhà dân, nhà phố… Bài viết dưới đây Xây Dựng Tân Phát sẽ chia sẻ kỹ thuật ép cọc bê tông đúng chuẩn nhất nhằm đảm bảo độ vững chắc nhất định cùng mức chi phí hợp lý cho công trình nhé. 

Tại sao công trình xây dựng phải ép cọc bê tông?

Ép cọc bê tông là việc sử dụng dàn ép thuỷ lực có chất tải đối trọng để đưa cọc bê tông vào trong lòng đất. So với việc đóng cọc bằng búa thông thường thì phương pháp này không gây ra tiếng ồn hoặc tạo chấn động. Ép cọc sẽ được dừng lại khi đầu cọc đã ngàm vào trong lớp địa chất cứng hoặc lực ép đã đạt đến mức tải trọng Pmax. Hiện nay phương pháp này đang được ứng dụng phổ biến từ công trình dân dụng cho đến cao cấp. 

Theo phương pháp xây dựng truyền thống, ngôi nhà thường được đổ móng. Tuy nhiên, khi tiến hành ép cọc bê tông thì móng nhà sẽ đảm bảo độ chắc chắn hơn, có thể chống chịu tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Đặc biệt với công nghệ ép cọc tân tiến ly tâm lực ép lớn lên tới 200 tấn. Nhờ vậy cọc bê tông có khả năng chịu được trọng tải lớn và có thể áp dụng được cả với những công trình nhà cao đến 30 tầng. 

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không gây ra những tiếng động lớn, ồn ào làm ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống xung quanh. Quá trình thi công ép cọc sử dụng các thiết bị công nghệ cao, hiện đại nên có thể giảm thiểu tối đa tiếng ồn, bụi bẩn cho môi trường. 

Phương pháp ép cọc hiện đang được ứng dụng ở hầu hết các công trình
Phương pháp ép cọc hiện đang được ứng dụng ở hầu hết các công trình

Kỹ thuật ép cọc bê tông đúng chuẩn cho công trình

Mỗi loại bê tông sẽ phù hợp với công trình khác nhau. Nếu không sử dụng đúng loại chất lượng công trình rất dễ bị giảm sút hoặc gây lãng phí thi công. Vì vậy trong quá trình thi công bạn cần đảm bảo đúng kỹ thuật ép cọc bê tông gồm: 

Xác định quy mô nhà, số tầng nhà

Khi xây dựng công trình nhà ở 1-2 tầng thì nên chọn loại cọc 15×15 sao cho trọng tải đạt khoảng 10-15 tấn là đủ. Trường hợp ngôi nhà cao 3 tầng trở lên với diện tích rộng, bạn nên chọn  loại cọc bê tông 20×20 với trọng tải khoảng 20 tấn. Điều này sẽ giúp ngôi nhà kiên cố hơn và không làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh. 

Chọn chiều dài cọc phù hợp

Khi ép cọc bê tông nhà, bạn chú ý nên chọn chiều dài cọc phù hợp. Bởi vì chỉ khoảng 5 – 7m là cọc bê tông đã có thể chạm đến lớp đất tốt. Nếu dài quá sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí và xuyên sâu cọ lại càng làm cho chất lượng công trình giảm xuống.

Xác định sức chịu tải

Trên thực tế, sức chịu tải của cọc theo đất nền thường nhỏ hơn sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn theo vật liệu. Nhân tố này thường được lấy làm sức chịu tải tính toán của cọc. Do đó, khi thi công công trình nhà dân chúng ta cần xác định chính xác sức chịu tải theo đất nền của từng loại cọc qua các lớp đất nền.

Công trình cần đảm bảo kỹ thuật ép cọc bê tông đúng tiêu chuẩn
Công trình cần đảm bảo kỹ thuật ép cọc bê tông đúng tiêu chuẩn

Xem thêm >>

Quy trình ép cọc bê tông đảm bảo vững chắc và an toàn

Thi công ép cọc là một trong những bước quan trọng khi xây dựng công trình. Do đó, để đảm bảo độ vững chắc cho ngôi nhà và an toàn cho con người chúng ta cần thực hiện đúng theo quy trình sau: 

  • Bước 1: Định vị, giác móng và xác định vị trí các cọc cần ép. 
  • Bước 2: Dựng cọc vào giá ép sao cho mũi cọc nằm vào đúng vị trí trên bản thiết kế và nằm thẳng đừng. Sau đó bắt đầu ép đoạn cọc C1 đến độ sâu cần thiết.
  • Bước 3: Nếu ép hết đoạn cọc C1 mà chưa đạt đủ độ sâu thì tiếp tục cẩu đoạn cọc C2 đặt thẳng tâm với đoạn cọc C1 và tiến hành nối cọc. Tăng áp lực để máy có đủ thời gian ép và thắng lực kháng để mũi cọc không chuyển động. 
  • Bước 4: Sử dụng vận tốc không quá 1cm/s khi đầu C2 đi sâu vào mặt đất và dần tăng tốc nhưng không vượt quá 2cm/s. Cứ tiếp tục đến khi đạt được độ sau và lực ép như thiết kế.
  • Bước 5: Ép âm (nếu có trong bản thiết kế).
  • Bước 6: Tiến hành thi công ép cọc đại trà khi được tư vấn thiết kế đồng ý. 
kỹ thuật ép cọc bê tông
Quy trình ép cọc bê tông đảm bảo vững chắc và an toàn

Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà bài viết trên chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật ép cọc bê tông. Kỹ thuật xây dựng này thường được áp dụng cho hầu hết mọi công trình từ cao tầng đến công trình phụ. Tuy nhiên muốn đảm bảo chất lượng tốt và tiết kiệm chi phí tối ưu bạn cần lựa chọn đơn vị thi công uy tín.

Hiện nay, Xây Dựng Tân Phát là đơn vị chuyên thiết kế và thi công ép cọc bê tông. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động cùng đội ngũ kỹ sư, đội thi công tay nghề cao, công ty đã dự thầu thành công nhiều công trình lớn nhỏ. Trong những năm qua, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng và nhận được sự tín nhiệm từ đông đảo khách hàng.