Kinh nghiệm thiết kế giếng trời chuẩn nhất mà bạn không thể bỏ lỡ

Giếng trời là một thiết kế không những giúp cho ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn mà còn giúp ánh sáng tự nhiên tiếp cận và nhà dễ dàng hơn. Vậy nếu muốn thiết kế giếng trời thì cần có những lưu ý nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một về kinh nghiệm thiết kế giếng trời đơn giản và dễ dàng nhất.

Mai Kinh Gieng Lay Sang
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời chuẩn nhất mà bạn không thể bỏ lỡ

Những lưu ý khi đặt giếng trời

Kích thước giếng trời 

Đối với kích thước giếng trời, tùy thuộc vào không gian cũng như diện tích của cả ngôi nhà mà diện tích có thể thay đổi linh hoạt. Tuy nhiên có một tiêu chí để thể xác định diện tích phù hợp và hài hòa nhất. Đó là 5% tổng diện tích mặt sàn đối với những ngôi nhà ít thiết lập cửa sổ. Và 15% tổng diện tích mặt sàn cho những ngôi nhà không có quá nhiều cửa sổ.

Với kinh nghiệm của nhiều chuyên gia thì kích thước của giếng trời hợp lý với những ngôi nhà trong hẻm sâu. Có diện tích bé là tầm khoảng 4 đến 6 mét vuông là phù hợp. 

===> Xem thêm: Vị trí và kích thước giếng trời hợp lý cho nhà ở

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời – Vị trí giếng trời

Vị trí giếng trời không những quan trọng trong góc độ thẩm mỹ. Mà nó còn có vai trò cải thiện phong thủy. Do đó, nếu không đặt giếng trời ở vị trí đúng và chính xác thì có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của chủ nhà. 

Cụ thể, giếng trời nên được đặt ở vị trí giữa nhà để tiếp nhận những nhận nguồn ánh sáng và lan tỏa đều ra khắp nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xây dựng giếng trời ở phía Bắc. Hoặc kế nhà vệ sinh vì sẽ tạo ra luồng khí không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mọi người.

Trang trí giếng trời

Để có thể trang trí giếng trời vừa đẹp vừa an toàn thì bạn có thể chia giếng trời thành 3 phần khác nhau. Tùy vào đặc điểm khu vực mà có thể trang trí khác nhau.

Với kinh nghiệm thiết kế giếng trời của tôi thì phần đáy giếng thì bạn có thể kết hợp trồng cây và xây dựng một khu vườn nhỏ.

Phần thân giêng có tác dụng lan truyền ánh tráng cho toàn bộ khu vực trong nhà.

Phần đỉnh giếng có khung mái với nhiều vật liệu khác nhau. Bạn có thể sử dụng một số vật liệu có tính thẩm mỹ cao để sử dụng và trang trí. Nhưng quan trọng là không nên sử dụng những vật phẩm ảnh hưởng đến độ chịu lực của kính là được.

Mái Che Giếng Trời 630x400
Những lưu ý khi đặt giếng trời mà bạn nên biết

Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời trong nhà

Do giếng trời trong nhà chỉ có tác dụng lấy ánh sáng mà không thể thông gió hiệu quả như giếng trời ngoài nhà do đó kích thước của giếng trời trong nhà không cần phải quá to.

Ngoài ra, để nâng cao tính thẩm mỹ, nhiều gia chủ sẽ sử dụng những chậu cây cảnh dưới đáy giếng để giảm sự đơn điệu khi trang trí. 

Bên cạnh đó, khi xây dựng giếng trời trong nhà, cần lưu ý lắp thêm hệ thống thoát nước để bảo đảm không gây dột, bị tắc nước trên phần mái, ảnh hưởng đến sự chịu lực của bề mặt kính giếng trời.

===> Xem thêm: Những thiết kế giếng trời cạnh cầu thang đẹp mê ly

Kinh nghiệm thiết kế giếng trời sau nhà

Với giếng trời sau nhà thì các cách thiết kế sẽ đa dạng và dễ dàng hơn. Vị trí ngoài nhà không những giúp “hứng” sáng tốt mà còn thông gió và không tốn quá nhiều chi phí.

Để trang trí, bạn có thể sử dụng một số tranh cát, sỏi hoặc các vật liệu thiên về tự nhiên để giúp giếng trời sau nhà đẹp hơn.

Gieng Troi 2
Hướng dẫn cách thiết kế kích thước giếng trời hợp lý

Những sai lầm biến giếng trời thành nơi gây tai hại cho ngôi nhà của bạn

  • Không làm tường giếng trời phẳng, gây tiếng ồn cho toàn bộ ngôi nhà. Vì bản chất của giếng trời là một cái ống, cho nên nếu không thiết kế các mặt tường gồ ghề, âm thanh mà tường tiếp nhận được sẽ rất ồn, ảnh hưởng đến sinh hoạt sống.
  • Mái che giếng trời quá mỏng khiến cho ánh sáng khi phát nhiệt lượng quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến đồ vật sức khỏe cho mọi người trong ngôi nhà.
  • Không thiết lập hệ thống lan can hoặc lan can thấp, có khe hở rộng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là với những ngôi nhà có trẻ nhỏ.
  • Trang trí nhiều vật phẩm, đèn chùm ở giếng trời. Những vật dụng trang trí tưởng chừng như vô hại này có thể gây nguy hiểm nếu chẳng may rớt xuống. Do đó, bạn không nên trang trí quá nhiều vật phẩm treo và nhất là đèn chùm.

Các mẫu giếng trời đẹp trong nhà

Tân Phát xin giới thiệu một số mẫu thiết kế giếng trời trong nhà đẹp, phù hợp để trang trí giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.

Mai Kinh Gieng Troi Nghe Thuat Dep5
Mẫu giếng trời đẹp trong nhà 1

 

Mai Kinh Gieng Troi Nghe Thuat Dep2
Mẫu giếng trời đẹp trong nhà 2

 

Mai Kinh Gieng Troi Nghe Thuat Dep4
Mẫu giếng trời đẹp trong nhà 3

 

Mai Kinh Gieng Troi Nghe Thuat Dep13
Mẫu giếng trời đẹp trong nhà 4

 

Mai Kinh Gieng Troi Nghe Thuat Dep9
Mẫu giếng trời đẹp trong nhà 5

===> Xem thêm: Những mẫu mái kính giếng trời nghệ thuật siêu đẹp không nên bỏ lỡ

Lời kết

Vậy, với một số những kinh nghiệm thiết kế giếng trời trên mà Tân Phát đã chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ có thể nắm được một số những thông tin cơ bản về cách làm và thiết kế giếng trời. Nếu bạn cần tìm một đơn vị xây dựng và thiết kế giếng trời nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.