Giằng móng là gì? Nguyên lý tính toán giằng móng

Giằng móng là một trong những công đoạn trong quá trình thi công móng nhà. Tùy thuộc vào mỗi loại móng như: móng đơn, móng băng, móng bè mà thợ thi công sẽ có cách thực hiện khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế nhiều chủ đầu tư vẫn chưa hiểu giằng móng là gì và nguyên lý tính toán như thế nào để đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí nhất. Vì vậy bài viết dưới đây Xây Dựng Tân Phát sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé. 

Giằng móng là gì?

Giằng móng hay dầm móng là công đoạn được sử dụng để kết cấu hoặc tạo sự liên kết giữa các móng. Nhờ đó, có thể tăng cường độ vững chắc. Đặc biệt là độ kiên cố của công trình xây dựng. Trên thực tế, dầm móng sẽ được gọi trong trường hợp phải chịu tải trọng của tường. Và phải làm việc như cấu kiện chịu kéo uốn. Còn giằng móng sẽ được gọi đối với trường hợp không xây tường và chỉ phải chịu lực kéo nén đúng tâm.

Công dụng của việc dầm móng đối với công trình là giúp phần móng trở nên bền vững hơn. Bởi vì bộ phận này truyền lực xuống đài trong móng cọc và móng trong móng băng. Trong một số trường hợp, giằng móng sẽ đổ ngang bằng với vị trí của cốt. Vì vậy, ngoài việc chống đỡ cho công trình, nó còn có tác dụng chống nứt, chống thấm rất hiệu quả. 

Giằng móng là công đoạn được sử dụng để tạo sự liên kết giữa các móng
Giằng móng là công đoạn được sử dụng để tạo sự liên kết giữa các móng

Nguyên lý tính toán giằng móng bạn cần nắm vững

Các chuyên gia xây dựng cho biết, khi tính toán thiết kế bất kỳ kết cấu nào bạn cũng phải tìm được quy luật về lực tác động – nội lực và quy luật về khả năng chịu lực của cấu kiện. Tức là chúng ta cần xác định được các yếu tố tác động lên cấu kiện, nội lực phát sinh và thực hiện bài toán kiểm tra. Vì vậy, để tính toán giằng móng, đội ngũ thi công hãy xét vai trò của từng yếu tố trong kết cấu chung.

Chịu tác dụng của lún lệch

Trước đây người ta thường cho rằng giằng móng chịu hoàn toàn tác dụng của lún lệch. Tuy nhiên, trong xây dựng hiện đại, giằng móng là bộ phận nhỏ của hệ kết cấu gồm: dầm và sàn của phần thân. Do đó, giằng móng chỉ góp một phần nhỏ trong tác dụng chịu lún lệch của cả hệ thống kết cấu. 

Giằng móng góp một phần nhỏ trong tác dụng chịu lún lệch của hệ thống kết cấu
Giằng móng góp một phần nhỏ trong tác dụng chịu lún lệch của hệ thống kết cấu

Tác dụng đỡ tường xây

Cùng với kết cấu móng như móng cọc, móng đơn… giằng móng chịu tác dụng phân phối mô men chân cột theo độ cứng. Khi xây dựng móng nhà, chủ đầu tư và nhà thầu cũng cần tính toán kỹ yếu tố này. 

Tác dụng đẩy nổi của nền đất

Giằng móng đóng vai trò như một hệ dầm trong hệ thống kết cấu của công trình. Nó chịu tác dụng đẩy nổi của nền đất nên ở mỗi khu vực thi công khác nhau, người ta sẽ đưa ra những phương án giằng móng phù hợp. 

Giằng chân cột

Khi có tác động của các yếu tố tải trọng động như: động đất, gió bão, giằng móng sẽ có vai trò giằng các chân cột giữ cho công trình luôn bền vững. Nhờ đó, dưới ánh hưởng của thời tiết hay môi trường, kết cấu công trình cũng sẽ không bị ảnh hưởng. 

Giằng móng đóng vai trò như một hệ dầm trong hệ thống kết cấu
Giằng móng đóng vai trò như một hệ dầm trong hệ thống kết cấu

Xem thêm >>

Quy trình làm móng nhà cơ bản

Bất kỳ ngôi nhà nào cho dù là đơn giản hay phức tạp đều phải có phần móng tốt, chắc chắn thì mới đảm bảo sự bền vững. Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu giằng móng là gì, chúng ta cũng cần nắm rõ quy trình làm móng nhà cơ bản. 

Hạ thổ đào hố móng

Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng trong quy trình làm móng nhà. Nên đào móng rộng để khi xây dựng không bị sạt, lở, lún. Khi đào móng nếu có nước ngầm phải bơm hết và vệ sinh cho khô ráo bằng cát sạch. 

Dầm đất và làm phẳng mặt hố móng

Sau khi đào móng xong cần dầm đất để kiểm tra độ lún và làm cho lớp đất móng chắc chắn hơn. Tiếp theo làm phẳng mặt hố móng. 

Kiểm tra đất và xác định cao độ lót móng để phù hợp với công trình

Bước này cần được thực hiện trước khi đổ bê tông để đảm bảo lớp đất đã được chuẩn bị kỹ càng và độ cao của móng phù hợp với công trình xây dựng.  

Đổ bê tông và cắt đầu cọc lót móng

Khi hoàn thành các bước kiểm tra, đánh giá tiến hành đổ bê tông. Lưu ý bê tông cần được trộn đảm bảo độ kết dính, không loãng, không đặc, các nguyên liệu được trộn đều theo tỉ lệ phù hợp nhất. 

Ghép cốp pha và đổ bê tông móng

Ghép cốp pha là bước rất quan trọng trong quá trình làm móng nhà. Sau khi ghép cốp pha bằng các miếng gỗ chắc chắn sẽ được đổ bê tông vào trong để tạo thành khung của móng nhà. 

Tháo cốp pha sau khi lớp bê tông khô

Sau khi đổ bê tông và để khô tạo thành khối chắc chắn thì tháo lớp cốp pha khỏi móng. 

Bảo dưỡng lớp bê tông

Việc bảo dưỡng lớp bê tông sẽ giúp cho bề mặt móng có độ bền cao hơn. Đây là việc bạn không nên bỏ qua để tiến hành các bước xây nhà tiếp theo.

Quy trình làm móng nhà trải qua nhiều công đoạn khác nhau
Quy trình làm móng nhà trải qua nhiều công đoạn khác nhau

Lời kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp các bạn hiểu rõ giằng móng là gì. Nếu các bạn đang tìm kiếm một nhà thầu uy tín cho việc thi công các công trình xây dựng. Hãy đến với Xây Dựng Tân Phát. Chúng tôi tự hào là công ty xây dựng hàng đầu trên thị trường. Cam kết mang đến cho khách hàng những công trình đảm bảo chất lượng nhất. Đồng thời mức giá thành áp dụng cho từng hạng mục thi công cũng rất phải chăng nên có thể đáp ứng điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.