Chọn chiều dày sàn nhà dân dụng sao cho hợp lý – Kinh nghiệm đổ sàn bê tông

Chiều dày sàn nhà dân dụng khi xây dựng cần được tính toán và chọn lựa hợp lý để đảm bảo cho sự an toàn và tính thẩm mỹ của toàn ngôi nhà. Vậy chiều dày sàn nhà như thế nào là chuẩn, giúp căn nhà ổn định giữa sức ép của các loại vật liệu xây nhà mà lại vừa tiết kiệm nhất? Hãy cùng Tân Phát tìm hiểu nhé.

1. Tại sao cần tính toán chuẩn chiều dày sàn nhà dân dụng?

Để có thể đảm bảo được mức độ an toàn của toàn bộ công trình thì cần có một số liệu chính xác cho chiều dày sàn nhà dân dụng trước khi bắt tay vào xây dựng. Bởi vì tính quan trọng của độ bền và sức chịu của sàn nhà ảnh hưởng đến toàn bộ công trình nhà cửa cho nên việc tính toán chiều dày sàn nhà cụ thể cần phải được chú trọng.

 

San Nha Dan Dung 2
Lý do nên tính toán chuẩn mực chiều dày sàn?

 

2. Chiều dày sàn nhà dân dụng tiêu chuẩn

Chiều dày sàn nhà dân dụng không những ảnh hưởng tới mức độ an toàn mà còn quyết định đến mức chi phí mà bạn cần bỏ ra khi xây dựng công trình.

Nếu chiều dày của sàn nhà quá bé có thể khiến mức độ an toàn của căn nhà giảm sút. Ngược lại, nếu chiều dày sàn nhà lớn thì có thể gây ra những lãng phí không đáng có trong quá trình xây dựng.

Để có thể tính toán được độ dày tiêu chuẩn cần có của một ngôi nhà. Bạn cần biết rõ về các thông số về tải trọng tác dụng, độ cứng của dầm, kích thước nhịp, loại thép và hàm lượng thép mà bạn sử dụng khi xây dựng cùng với mác bê tông xây dựng. Mỗi yếu tố đều ảnh hưởng và tác động đến độ dày sàn nhà mà bạn cần đạt được. Với công thức để tính chiều dày sàn dân dụng theo sách là: h =(D/m)Lng.

Nếu không thể tự tính toán được chiều dày sàn nhà cần thiết, bạn nên thuê một đội ngũ xây dựng có chuyên môn cao để đảm bảo tính an toàn và vững chắc cho toàn bộ ngôi nhà.

 

San Nha Dan Dung 3
Độ dày tối ưu của sàn nhà dân dụng

 

3. Những yếu tố cơ bản để đảm bảo sàn nhà được xây dựng an toàn

Xây dựng sàn nhà an toàn là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu. Do đó, bạn cần chú ý và làm theo những tiêu chuẩn sau đây:

3.1. Sàn nhà cần được cách âm và cách nhiệt tốt

Sàn nhà được xây dựng cách âm và cách nhiệt có thể giúp bảo vệ không giang riêng tư cho gia đình bạn. Đồng thời việc cách nhiệt có thể giúp không gian trong ngôi nhà thoáng đãng và thoải mái hơn.

===> Xem thêm: Tường cách âm và những lưu ý khi làm cho gia đình

 

3.2. Đảm bảo về chất lượng chiều dày sàn nhà dân dụng sau khi chịu tải trọng

Lực và cân nặng của những đồ vật, vật liệu tác động lên sàn nhà là vô cùng nhiều. Do đó, khi xây dựng phải đảm bảo được sàn nhà có thể chịu được những tải trọng cơ bản để có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng và trang trí nhà cửa.

===> Xem thêm: Những bất ngờ thú vị khi so sánh móng băng và móng cọc

 

3.3. Khả năng chống thấm, chống cháy và chống ăn mòn của sàn nhà dân dụng

Đảm bảo được những tiêu chí này sẽ giúp cuộc sống sinh hoạt của bạn được đảm bảo hơn. Đồng thời, nó cũng giúp cho độ bền của sàn nhà được tốt hơn.

 

3.4. Phù hợp với khả năng kinh tế

Sàn nhà được xem là bộ phận cần được đầu tư kỹ lưỡng. Không những phải sử dụng những vật liệu tốt mà cả kỹ thuật xây dựng cũng rất cầu kỳ. Do đó, mức chi phí bỏ ra khi xây sàn nhà dân dụng khá đắt đỏ. Như vậy bạn cần phải biết tính toán chi phí xây dựng phù hợp. Để đảm bảo mức độ an toàn khi xây dựng chiều dày sàn nhà dân dụng đồng thời không gây ra lãng phí.

Đảm bảo tính kinh tế: Sàn nhà dân dụng là một bộ phận chiếm khá nhiều kinh phí của công trình. Vì vậy phải tính toán hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên không được quá tiết kiệm mà phải đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.

 

San Nha Dan Dung 1
Những yếu tố giúp xây dựng sàn nhà an toàn

 

4. Một số kinh nghiệm đổ bê tông sàn mà bạn phải biết

Để có thể tạo nên sàn gia dụng chắc chắn và an toàn khi đổ bê tông, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đổ bê tông sàn nên được đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp cố định.
  • Chia mặt sàn thành từng dải riêng biệt. Mỗi dải có chiều rộng từ 1 đến 2m. Sau đó tiến hành đổ bê tông từng dải một để đảm bảo được độ cân bằng và thẩm mỹ.
  • Trước khi đổ dầm chính, nên đổ bê tông đến khi cách dầm chính tầm khoảng 1m.
  • Đầm dùi kỹ theo yêu cầu. Rồi tiến hành dùng bàn xoa gỗ đập để làm phẳng bề mặt. Mang lại tính thẩm mỹ và chắc chắn hơn.
  • Không nên để nước đọng lại khi thi ở công hai đầu và các góc cốp pha.
  • Luân phiên thực hiện việc đầm, gạt mặt và xoa liên tục.

 

San Nha Dan Dung 4
Kinh nghiệm đổ sàn bê tông không nên bỏ qua

===> Xem thêm: Chưa trả lời được 6 câu hỏi sau thì đừng vội sửa chữa cải tạo nhà

 

5. Lời kết

Vậy đó là một số những thông tin giúp bạn có thể hiểu thêm về cách chọn chiều dày sàn nhà dân dụng sao cho hợp lý. Và những kinh nghiệm thực tiễn khi đổ sàn bê tông. Hãy liên hệ với đội ngũ xây dựng và thiết kế nhà ở Tân Phát để được tư vấn và hỗ trợ. Nhằm mang lại cho bạn một kết quả xây dựng sàn nhà chắc chắn, đạt tiêu chuẩn an toàn.